• CU VINH VỀ TIÊN LÃNG

    Từ Hải Phòng, sau những cuộc tiếp xúc các cá nhân ở Hải Phòng, xe của Trưởng thôn Khoai Lang Cu Vinh trực chỉ Tiên Lãng. Dừng xe ngay trung tâm thị trấn huyện, bắn điếu thuốc lào Tiên Lãng, mới sực nhớ 32 năm rồi mới “bắn” lại món thuốc lào nổi tiếng ở đây

  • TIÊN LÃNG ĐÃ PHÁT NỔ MỘT QUẢ BOM SỰ THẬT

    Sau nhiều ngày, với nhiều lý lẽ rất loăng quăng, tiền hậu bất nhất, dối trá, cố đấm ăn xôi của các cấp lãnh đạo Hải Phòng, Tiên Lãng về vụ cưỡng chế đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn

  • CHỐT HẠ MỘT SỐ GỢI Ý QUAN TRỌNG CỦA VỤ TIÊN LÃNG

    Báo chí và các đoàn kiểm tra đừng bỏ qua chi tiết này: Ngay sau khi cưỡng chế xong, kéo dài gần 1 tuần, xã Vinh Quang đã phong tỏa toàn bộ khu vực đầm hồ anh Vươn, không ai có thể lọt vào ngoài lực lượng của xã.

SÁNG NAY CHUYỂN TIỀN CHO GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012 0 nhận xét

Dù rất muốn nhưng công việc vẫn chưa thể dứt ra được, vì thế, theo hẹn với gia đình, sáng nay mình ra ngân hàng chuyển tền vào tài khoản chị Thương ( vợ Đoàn Văn Vươn).

Tiền đóng góp của bà con là 125.985.000, 1.900 đôla Mỹ và 1000 đôla Canada.

Mình chuyển khoản  số tiền Việt nam đồng là 100.000.000 ( Một trăm triệu đồng).

Chút nữa, giấy biên nhận của các chị sẽ có người gửi email lên, mình đưa tiếp vào đây cho bà con kiểm chứng:

Chị Thương, chị Hiền đang viết biên nhận tại chi nhánh ngân hàng NN Vàm Láng, Tiên Lãng:



Số tiền còn lại  mình sẽ đưa trực tiếp.

Mình muốn về gặp chị Thương, chị Hiền để tìm hiểu xem, hình như đang có vấn đề gì đó, đang có cái gì đó không bình thường với các chị.

Cám ơn những chia sẻ của bà con qua CM, qua email đã hiểu mình, động viên mình.

Đời làm báo, đã nhận và trao nhiều tỉ đồng một cách ngọt ngào cho bà con cô bác cả nước, thế mà bây giờ thì…

Mình đã hết buồn, cũng không chấp gì, nhưng bài học  trong khi thực thi hành động tốt rất đáng quý.

Cám ơn bà con lần nữa.

Bà con có thể gọi chị Thương theo số: 0942670788 và chị Hiền: 01693414613 ( Hai ngày nay chị Hiền tắt máy (???), dùng chung số chị Thương)

Các bác có thể kiểm tra lại danh sách ủng hộ tiền Ở đây

Ngủ chút đã, chiều lại làm việc thôi:




BÀI HAY TRÊN TUẦN VIỆT NAM

0 nhận xét


NHỮNG LỖI LẦM LÀM TIM BÁC THÊM ĐAU


“Nỗi đau dân nước” giờ đây là gì, khi mà sự nghiệp giải phóng dân tộc đã hoàn thành, non sông quy vào một mối đã hơn phần ba thế kỷ, bằng thời gian của cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc gộp lại? 
Dạo ấy, trong “Cửa Mở”, một tập thơ làm xáo động dư luận một thời, Việt Phương viết vào dịp Bác Hồ mất, mở đầu bài: “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương”:
“Trời đổ mưa, đi viếng Bác, đồng bào chờ, bị ướt
Bác thương đồng bào, con biết Bác không vui”.
Những ngày này thì trời lại đang nắng gắt. Đài truyền hình vừa đưa tin những vùng đất chuyên canh trồng ngô huyện miền núi ở Lào Cai đang nứt nẻ. Chẳng phải chỉ ở miền núi mới có nắng nóng như thiêu, như đốt, Hà Nội cũng đang nóng dữ.
Vậy thì liệu “trời không đổ mưa” như buổi ấy có làm khuây khỏa được nỗi niềm “không vui” của Bác như tác giả của “Cửa Mở” day dứt?
Cũng vào dịp ấy, Tố Hữu viết:
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu…
Đau, bởi nhẽ
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người [Bác ơi!]
Chao ôi, “nỗi đau dân nước” buổi ấy là nỗi đau chiến tranh, nỗi đau của những người mẹ khắc khoải ngóng con từ chiến trường máu lửa tàn khốc, nỗi đau của người vợ nhận được tin dữ, nỗi đau của bom B52, của chất độc “diệt cỏ” rải xuống cây cỏ, xóm làng, nỗi đau của xà lim “chuồng cọp”, trại tập trung tra tấn tù đày, bọn chó săn tay sai rình rập khắp nơi để đe dọa, bắt bớ, đánh đập những người yêu nước…
Thế còn “nỗi đau dân nước” giờ đây là gì, khi mà sự nghiệp giải phóng dân tộc đã hoàn thành, non sông quy vào một mối đã hơn phần ba thế kỷ, bằng thời gian của cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc gộp lại?
Gộp lại thời gian thì đồng thời cũng “gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thành nỗi đau của tôi” tích tụ trong trái tim Hồ Chí Minh. Câu này Bác nói với một nhà báo nước ngoài 50 ngày trước khi mất, lúc “ngừng đập trái tim tột bậc con người” [Việt Phương. Cửa Mở].
Ảnh tư liệu
Chính vì thế, chắc là trong những ngày này Bác cũng khó vui khi “người thắng trận này không phải nhân dân” [Nguyễn Minh Thuyết. Đối thoại]
và ” …Khi mồ hôi trở nên quá rẻ
Kẻ ranh ma trở nên quá giàu” [Nguyễn Khoa Điềm. Cánh đồng buổi chiều]
Đắm mình trong những miên man suy ngẫm cứ ngỡ như là Bác đã nói về những điều này khi trong Di chúc Bác đã lưu ý đến “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”! Đây là điều Hồ Chí Minh gọi là “cuộc chiến đấu khổng lồ”, mà để giành thắng lợi thì phải “động viên toàn dân, tổ chức giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”!
“Những cái cũ kỹ, hư hỏng” thì đã quá rõ, cho dù thông thường thì chúng lại đội lốt của người vì nước vì dân để lừa mị dân. Thế còn những “cái mới mẻ tốt tươi” là gì nếu không phải là dân chủ và tự do? Độc lập đã hoàn thành, vấn đề còn lại phải là dân chủ và tự do. Ai cũng nhớ câu nói của Hồ Chí Minh từ những ngày chính quyền mới thành lập năm 1946: “Nếu độc lập mà dân không được hưởng tự do và hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.
Dân chủ là tiền đề tất yếu để có tự do và hạnh phúc, là công cụ và phương tiện để đấu tranh giành tự do và xây đắp hạnh phúc. Không ai cho không quyền đó. Máu chảy thành sông, xương chất thành núi để giành độc lập, điều kiện tiên quyết để đấu tranh cho dân chủ và tự do! Phải chăng đây chính là “cuộc chiến đấu khổng lồ”? Nghĩ kỹ về cuộc “chiến đấu khổng lồ” mà Bác viết trong Di chúc có dáng dấp của những lời tiên tri.
Tiên tri? Đúng như vậy. Có người gọi là “những dự cảm thiên tài” của những tầm vóc vĩ nhân. Xin gợi lại vài cứ liệu lịch sử để hiểu thêm về điều đó: Ví như, năm 1941, trong cuốn sách nhỏ Bác viết làm tài liệu tuyên truyền về “Lịch sử nước ta” bằng thơ lục bát, ở cuối có mục “Những năm tháng quan trọng”, Bác viế : “1945-Việt Nam độc lập”! Trong Hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, lúc ấy “Anh em có người nói sớm, kẻ nói muộn. Bác nghe trao đổi chỉ nói:” Để rồi xem”.
Một ví dụ khác: trong diễn văn đọc tại lễ mừng Quốc khánh 2.9.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc-Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”. Trong bút tích bản thảo in trên báo “Nhân Dân” số ra ngày 30.4.1985 cho thấy: Bác gạch dưới những chữ “chậm lắm là 15 năm nữa”! Rồi chuyện Bác từng căn dặn Tư lệnh bộ đội Phòng không-Không quân: “Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội!
Phải chăng những dấu ấn của thiên tài ấy là sự thăng hoa kỳ diệu của bản lĩnh Hồ Chí Minh. Bản lĩnh dám đặt ra và giải quyết những vấn đề lý luận có ý nghĩa thực tiễn. Vì mục tiêu trước sau như một là giải phóng dân tộc, đem lại độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân mà Hồ Chí Minh dám có quyết định táo bạo, cho dù đau đớn, là tuyên bố Đảng tự giải tán chính vào lúc giành được chính quyền vào năm 1945. Không kiên định tinh thần Tổ quốc trên hết, không thể có bản lĩnh để vạch ra quyết sách sáng suốt tuy hết sức đau đớn ấy.
Đúng là “Hồ Chí Minh là người linh hoạt, chủ động, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ tuổi thanh niên đến cuối đời. Có thể nói con người ấy có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn”. Có được điều đó vì “Hồ Chí Minh có sự nhạy cảm đặc biệt đối với lịch sử, thấu hiểu cuộc sống con người, có nhận thức sâu về vận mệnh dân tộc, về hướng đi của thời đại”. Với những phẩm chất được hun đúc, trui rèn trong ngọn lửa chiến đấu hơn nửa thế kỷ, đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, người thanh niên yêu nước, bằng bản lĩnh phi thường của mình đã trở thành Hồ Chí Minh.
Đúng là không phải chiếc ghế nguyên thủ quốc gia mà chính là sự “nhạy cảm”, sự “thấu hiểu”, “sự nhận thức” đó khiến cho Người được lịch sử chọn lựa làm lãnh tụ của nhân dân ở vào thời điểm có ý nghĩa nhất, đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống đất nước cần bước vào quỹ đạo chung của thời đại. Trong dòng chảy bất tận của thời gian, có những thời điểm xuất hiện những con người đáp ứng một cách tuyệt vời đòi hỏi đã chín muồi của lịch sử, người ta gọi đó là sự xuất hiện của thiên tài.
Ảnh tư liệu
Điều này cho thấy thiên tài không ra đời từ những cuộc tranh bá đồ vương để giành nhau chiếc ghế quyền lực. Đành rằng trong lịch sử không thiếu những nhân vật cũng đã bước vào lịch sử bằng con đường như vậy, những hôn quân, bạo chúa, những gian thần, nghịch tướng bán nước, bàn chúa cầu vinh, muôn đời bị phỉ nhổ. Phải chăng sự bi hài của lịch sử là có sự trộn lẫn chính tà ấy để giúp cho nhân dân có dịp nhận ra chuyện vàng thau lẫn lộn ấy. Đó cũng là cách để cho nhân dân tự vượt lên chính mình, biết tự “xoay chung quanh mặt trời của chính mình” mà không để bị những ngón đòn lừa mị, ru ngủ của bọn thống trị như C.Mác đã từng chỉ ra. Và đó cũng là lý do trong Di Chúc, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải “động viên toàn dân, tổ chức giáo dục toàn dân”.
Điều cần nói rõ là thiên tài Hồ Chí Minh không đứng cao vời vợi tách khỏi cuộc sống bình thường của người dân mà ngược lại. Thiên tài Hồ Chí Minh, bản lĩnh Hồ Chí Minh được hun đúc từ cuộc sống của nhân dân mình. Mỗi người Việt Nam đều có thể nhìn thấy mình trong sự nghiệp Hồ Chí Minh, trong trái tim của Hồ Chí Minh. Cái làm nên thiên tài Hồ Chí Minh, rèn đúc nên bản lĩnh ấy là vì nhịp đập của trái tim “Người Yêu Nước Hồ Chí Minh” luôn gắn quyện với nhịp đập của cuộc sống đất nước, nơi mà người ấy gửi gấm một “ham muốn, ham muốn đến tộc bậc” là làm sao đem lại cuộc sống ấm no cho con người, đem lại tự do và hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân.
Không có trái tim ấy, không thể có bản lĩnh ấy. Vì rằng, “ở đâu nội dung của sự tất yếu phổ biến không nhất trí được với trái tim, thì sự tất yếu ấy – xét về nội dung- không là gì cả, và phải nhường chỗ cho quy luật của trái tim”. Có lẽ thực chất của “quy luật trái tim” mà Hégel nói đây trước hết là sự trung thực với chính mình, là bản sắc cá nhân được thể hiện một cách chân thực. Vì nói cho đến cùng , quy luật của trái tim là sự phản ánh chân thực nhất biện chứng của cuộc sống với tất cả những sắc thái phong phú và phức tạp của nó. Cho nên, những gì mà trái tim thờ ơ thì mắt cũng không nhìn thấy được!
Cho nên, với Hồ Chí Minh,
“Khi đã quyết rất kiên cường mạnh mẽ
Đốt cháy Trường Sơn đánh Mỹ cũng không sờn”
nhưng
“Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là “đánh đẹp”
Con xóa chữ “đẹp” đi như xóa sự cạn hẹp trong lòng con
Thêm hiểu lòng người đối với quân thù như sắt thép
Mà tình thương mênh mông ôm hết mọi linh hồn”.[ Việt Phương. nt]
Với Hồ Chí Minh, “tình thương mênh mông ôm hết mọi linh hồn” ấy trước hết là thương dân, trọng dân vì nhận  thức rõ sức mạnh bất tận của dân. Đây là điểm cốt lõi trong tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Nói học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà không trước hết vận dụng một cách thiết thực tư tưởng cơ bản này thì chỉ là nói suông.
Đặc biệt, cần lưu ý điều mà Hồ Chí Minh khẳng định rất dứt khoát: “nếu cán bộ không phụ trách trước nhân dân , tức là không phụ trách trước Đảng và Chính phủ, tức là đưa nhân dân đối lập với Đảng và Chính phủ”. Cần nhớ rằng, điều này được nhắc nhở vào năm 1947 khi Bác phê phán gay gắt lối “Đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo…Làm theo cách quan liêu đó, thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại!”
Việc “đưa nhân dân đối lập với Đảng và Chính phủ” là điều tối kỵ đối với người cầm quyền. Có phải khi nói đến điều này, như vẫn thường làm, Bác đã nhắc đến luận điểm của Mạnh Tử: “Vua coi dân như cỏ rác thì dân coi vua như cừu thù” và lên án việc đẩy dân đến chỗ là “cừu thù” rồi dùng hình phạt hà khắc để trừng trị họ “khác nào đặt lưới bẫy dân” .
Mạnh Tử viết: “Nhà cầm quyền không thể bỏ lỡ việc sinh nhai của dân…thường tình của dân là có hằng sản mới có hằng tâm, không có hằng sản thì không có hằng tâm. Không có hằng tâm thì … chẳng cái gì là chẳng làm, đến khi phạm pháp thì người cầm quyền vin vào đó mà chém giết họ, như vậy không khác gì đặt lưới mà bẫy họ. Bậc nhân đức… trị dân mà lại đặt lưới bẫy dân sao? Vậy cho nên bậc hiền quân phải khiêm cung, tiết kiệm, lễ độ đối với dân” ["Đằng văn công thượng"]. Vì vậy, Mạnh Tử giải thích: “Kẻ làm hại đức nhân là “tặc”, kẻ làm hại đức nghĩa là “tàn”. Kẻ tàn, kẻ tặc chỉ là một người thường thôi [không đáng gọi là vua]. Tôi nghe nói vua Võ Vương chỉ giết một người tên là Trụ chứ chưa nghe nói giết vua. ["Lương Huệ Vương hạ"]. Đây là đoạn nhà tư tưởng thời Chiến Quốc giảng cho học trò về mệnh trời và thuyết “nhất trị, nhất loạn”: Trong chương “Thư Thái thệ” Mạnh Tử giải thích: Kinh Thư có câu: “Trời không có mắt có tai, dân nhìn tức là trời nhìn, dân nghe tức là trời nghe”, cho nên theo ý dân tức là theo ý trời. “Trời nổi giận, sai ta xét tội của Trụ, ta phải kính sợ mệnh lệnh và uy của trời”! Ý dân là ý trời là theo nghĩa đó. Nói theo chữ nghĩa bây giờ là tuân theo quy luật vận động của cuộc sống.
Cho nên, không “đưa nhân dân đối lập với Đảng và Chính phủ” cũng chính là “không đặt lưới mà bẫy họ” là điều đã được cảnh báo từ hơn hai nghìn năm trước. Vì vậy Hồ Chí Minh đòi hỏi “phải đưa chính trị vào giữa dân gian” phải “tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Làm được điều ấy chính là đi đúng vào quỹ đạo của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, điều mà hiện nay đang được thường xuyên rao giảng. Đi ngược lại chính là phản bội tư tưởng Hồ Chí Minh. Cho nên, lắng nghe tiếng nói của dân, tiếp nhận nguồn sức mạnh từ dân chính là điều Hồ Chí Minh thiết tha căn dặn. Nói theo ngôn từ và hình tượng thơ thì như tác giả “Cửa Mở” đã viết từ những năm 60 thế kỷ trước, đó là chính là
“Nơi sự thật chỉ cần là sự thật
Nơi lương tâm đến gặp tấm gương soi
Lời hàn huyên có màu trời hương đất
Bỗng sáng bừng chân lý hiện tinh khôi”! [Việt Phương. Cửa Mở. "người như sự sống sinh sôi"].
Một khi mà cái “màu trời hương đất” ấy bị hoen ố, bị dẫm đạp thì chắc hẳn là lòng Bác quặn đau, và cùng với Bác, tim chúng ta như có ai bóp chặt lại. Hiểu thấu được điều ấy, Việt Phương viết những câu thấm thía :
“Ta khóc những lỗi lầm làm tim Bác thêm đau”.
Đã hơn bốn thập kỷ, câu thơ vẫn nóng bỏng tình thời sự. Mà có lẽ ‘thời sự ” nhất chính là điều mà Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm cẩn nhắc nhở những người thi hành công vụ liên quan đến miếng cơm, manh áo của dân.
Chính vì vậy, khi Việt Phương viết:
“Ta tự biết sức ta trong những dòng nước mắt”
thì mỗi người chúng ta đều cảm nhận được có mình trong đó. Vì đó là, những “…Giọt nước mắt thương dân, Dân mình phận long đong…” như người nhạc sĩ tài hoa nọ đã hát. Đó là những “dòng nước mắt trong tim. Chảy lai láng vào hồn…” [Trịnh Công Sơn.] của mỗi chúng ta. Cho nên khi “Ta khóc những lỗi lầm làm tim Bác thêm đau” thì ta hiểu được rằng đó chính là suối nguồn bất tận của tư tưởng và hành động thiết thực và mạnh mẽ khi nhớ đến, nghĩ đến sự nghiệp của Hồ Chí Minh đang cần được bảo vệ và phát huy trong những ngày kỷ niệm ý nghĩa này. Đó là cách học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh sâu sắc nhất!
____________
Tham khảo:
- Hồ Chí Minh Toàn Tập. Tập 12. NXBCTQG. Hà Nội 1995, tr. 560, tr.505.  Tập 5 . tr.294, tr. 293, tr. 298, tr.297
- Võ Nguyên Giáp. “Tổng tập Hồi Ký” NXBQĐND 2006, tr. 30
- “Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh” NXBQĐND. Hà Nội, 1990. tr.224
-  Phạm Văn Đồng “Hồ Chí Minh, Quá khứ Hiện tại và Tương lai” Tập I. NXB ST. Hà Nội 1991,tr.29, tr.98
- G.W.F.Hegel. “Hiện tượng học tinh thần.” Bùi văn Nam Sơn dịch. NXB Văn học 2006, tr.769.
GS Tương Lai

NÓI LẠI CHO RÕ

0 nhận xét


Mình có đọc trên mạng về việc mình chưa đưa tiền ủng hộ của bạn đọc gửi gia đình anh Vươn.

Đọc thấy buồn.

Mình có lỗi đưa chậm mấy tuần nhưng chỉ vì cầu toàn, muốn về trực tiếp gặp các chị, vì cũng đã lâu chưa về. Những chuyến đi về Tiên Lãng, mạng sống mình cũng chẳng lo thì cớ gì chỉ vì khoản tiền ấy mà phải có hành vi này khác.

Công việc bận bịu, nên kéo dài ra mất mấy tuần. Thứ 6 vừa rồi định về lại có việc đột xuất nên mới hẹn các chị sang tuần.

Thứ 2 này mình giao tiền, giao hết, dù trước đó gia đình có nhã ý cho mình để lại một phần để trang trải nhưng mình đã từ chối.

Nay đọc thông tin, buồn không biết nói gì được.

Thứ 2 tuần tới mình đưa về, mình sẽ công bố biên nhận của gia đình.

Mình bỏ công sức, cả tiền bạc cá nhân trong quá trình gần 2 tháng theo vụ Tiên Lãng còn không nghĩ ngợi, việc gì phải lợi dụng chuyện này, không ai điên làm như thế cả.

Nói gì thì mình cũng có lỗi vì về chậm.  Buồn quá.

NHÌN HỌ CƯỜI, MÌNH KHÓC

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012 0 nhận xét


Mấy hôm nay có việc riêng, bận.

Giờ mới nhâm nhi trà ngồi xả hàng thông tin.

Neo lại trong mắt nhìn, trong tâm trí hình ảnh, hành động đáng kính trọng của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa với bà con tiểu thương chợ Bỉm Sơn.

Ai cũng biết là ròng rã mấy tháng bà con chợ Bỉm Sơn đấu tranh với thị xã, với tỉnh, với nhà đầu tư về việc bàn giao chợ để thay đổi mô hình quản lý. Và việc thay đổi  đó đã làm bà con thấy thiệt thòi.

Thông tin đấu tranh của bà con quá nhiều rồi.

Việc Bí thư Mai Văn Ninh trực tiếp đối thoại với bà con và dù xác định ý kiến của bà con có cái đúng, cái chưa, nhưng cơ bản là việc bà con đòi hỏi quyền lợi, nguyện vọng là xác đáng. Chấp nhận việc khiếu nại của bà con hợp lý. Chấp nhận bà con thắng.

Kết thúc, phía người dân thắng và chính quyền thua mà cầm tay nhau cười tươi, làm mình ứa nước mắt.

Khi chính quyền kính trọng dân, thì sự lắng nghe sẽ thấu tình đạt lý.

Khi chính quyền thượng tôn pháp luật thì lập tức những trò chơi bẩn của vụ lợi, của phe nhóm, của những cái bắt tay, những chuyến đi đêm theo đó mà rã đám.

Khi chính quyền luôn đặt lợi ích dân cao hơn lợi ích cá nhân lãnh đạo, cao hơn lợi ích của ” phe” mình nếu có, cao hơn những thứ lùng nhùng lằng nhằng dễ nảy sinh trong quá trình thực thi công vụ, thì dứt khoát mọi việc xử lý sẽ rất thuận, sẽ minh bạch, mà ngay cả khi ấy dân có “thua” thì cũng thua trong những tiếng cười.

Khi chính quyền biết rơi nước mắt khi đọc đơn tố cáo của dân, biết phẫn nộ trước những hành xử tiêu cực, biết vượt cao hơn bản thân mình có để tiếp nhận đơn tố cáo với thái độ cầu thị, thái độ chân thành; biết đau đớn khi người dân khổ sở, cay cực; biết chia sẻ, thậm chí biết chịu đựng khi người dân nổi giận, chỉ vì một đích nhắm: cái gì có lợi cho dân thì làm…thì khi đó những người nắm chính quyền mới có quyền nói: chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Nếu gặp ông Mai Văn Ninh hỏi rằng, vì  sao ông lại có thể hành xử đẹp như thế với dân của mình, câu trả lời chắc chắn sẽ là: Vì chính quyền là của dân, do dân và vì dân.

Từ hành xử của Bí thư Thanh Hóa, ngay trong đợt học tập Nghị quyết 4 này, các nơi lấy đó mà làm gương, đừng võ mồm, cán bộ lãnh đạo các cấp hãy hành động như ông Mai Văn Ninh, dân tin và tình hình ổn định, bố bảo lũ phản động phản điếc, kẻ thù kẻ thiếc, lợi dụng lợi diếc dám làm gì.

Cám ơn ông Ninh.

Việc làm của ông mong là việc làm thường xuyên, không cần khen ngợi, mà phải thế, nên thế, mãi mãi thế.

RÙNG MÌNH

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012 0 nhận xét


Trang chủ của trang báo mạng:

Đây là trang thông tin giải trí của Báo Vietnamnet thuộc Bộ Thông tin Truyền thông

Điểm tin ngày 15/5/2012:

Nghi Hà lấy trộm tiền của mình, Tú và Quyết dùng kéo đâm rách tai và đập nát tay Hà.
An dùng tiểu xảo nhẹ nhàng móc túi chị Linh lấy một chiếc ĐTDĐ thì bị tóm.
Người dân chỉ nghe đồn rồi đổ xô đến chứ chưa biết mô hình thực nghiệm là như thế nào.
Sau nhiều ngày truy bắt, 2 tên hung thủ cướp tiệm vàng bị bắt và bị bêu riếu giữa phố.
Bị rối loạn cảm xúc, Nuôi dùng búa bổ liên tiếp vào 7 người trong cùng một gia đình.
Lợi dụng gia chủ đi nghỉ mát, nửa đêm Trang trùm kín áo mưa đến nhà chủ dắt chiếc SH đi giấu.
Bị chồng cầm chai rượu đánh liên tiếp rồi xé quần, bà Hồng nhảy từ tầng 2 xuống đất.
Người đàn ông tóc hoa râm hành em cả đêm, chính gã đã lây bệnh ‘ết’ cho em’, Nụ xót xa kể.
2 nữ sinh cấp 3 hẹn nhau ra nơi công cộng ‘ẩu chiến’, trước sự cổ vũ của nhiều người.
Nhiều hôm cháu Quỳnh đi chơi về muộn, bị Hoàng lấy roi điện vụt lằn tím khắp người.
Giở trò đồi bại với cháu bé 13 tuổi thì bị mẹ nạn nhân phát hiện, đối tượng liền chém đứt gân tay mẹ cháu bé.
Clip ngày nộp đơn xin học chế đầy thú vị đang khiến dân mạng xôn xao.
Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, ca sĩ thị trường Châu Việt Cường đã tạo scandal ngoạn mục.
Hải chặn xe của em T. kéo ra vườn mía hãm hiếp, Đàn thấy vậy cũng chạy ra làm theo.
Một cô gái nằm ngủ trên một ngôi mộ, ruồi bâu đầy vào những vết lở loét.
Khi đem đi chôn, cả nhà tá hóa phát hiện cháu bé vẫn còn thoi thóp thở và không có dấu hiệu dị tật.
Ông Hùng vừa bị giáng xuống làm Phó giám đốc vì tham gia đánh bài ăn tiền.
Bị bắt gặp nhảy rào mỗi khi chơi về khuya, hai học sinh lớp 10 lên kế hoạch ra tay sát hại bảo vệ.
Thầy dụ nữ sinh ngủ cùng để… tiết lộ đề thiThầy Tây dụ Dung đến phòng trọ, quan hệ tình dục và hứa cho biết trước đề thi.

Ôm nhân tình vẫn ghen tuông, đòi giết vợ

Luyến lăm lăm chiếc bật lửa gas trong tay đe dọa: ‘Hôm nay, tôi và cô cùng chết’.

THÔI, XEM CÁI NÀY…

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012 0 nhận xét


TUYÊN BỐ CỦA ÔNG HÀO KHÔNG ĐÁNG ĐỒNG XU

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012 0 nhận xét

Nhà báo Hán Phi Long trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa

Chỉ cần đọc cho kỹ tường trình của nhà báo Hán Phi Long phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV) về vụ việc bị công an, dân phòng và những người mang thường phục đánh dã man và bài bình luận trên Tuổi Trẻ, là có thể biết được vì sao mình lại đặt tiêu đề: Tuyên bố của ông Hào ( Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên) không đáng đồng xu khi dám nói với Thủ tướng, với nhân dân cả nước, cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang an toàn, thành công, và hùng hồn khẳng định kẻ xấu kích động, thế lực thù địch phối hợp dựng clip giả để nói xấu chính quyền.

Nguyên văn bản tường trình sự việc của nhà báo Hán Phi Long:

“Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo.

Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.

Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng.

Cảnh nhà báo Hán Phi Long bị đánh hội đồng

Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là  nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.

Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.

Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi.

Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.

Ngay sau đó nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng bị đánh

 Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ.

Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.

Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.

Thấy máu trên mặt tôi vẫn chảy rất nhiều, mấy bà cụ liền bảo là phải vào trạm xá gần đây để băng bó lại, không thể để thế được và đưa tôi đi vòng phía mấy vườn cây vào phía sau trạm xá. Vào đến nơi, tôi được mấy nữ nhân viên y tế ở đây sơ cứu, lau vết rách trên môi cho tôi và bảo “Chảy máu nhiều như thế thì nên nằm xuống nghỉ tí đi cho đỡ choáng váng đã”. Sau khi nằm khoảng 10 phút, tôi lấy điện thoại gọi cho anh Năm, nhưng gọi mãi không được.

Những người tham gia hành hung 2 nhà báo mặc sắc phục công an, mang theo gậy và đội sẵn mũ bảo hiểm

Lo cho anh Năm nên tôi lại đội mũ bảo hiểm vào và đi ra phía cổng trạm xá. Lúc này lực lượng cưỡng chế là công an, cảnh sát cơ động vẫn đứng rất đông ở đó, tôi thấy có một người đeo quân hàm thượng tá cảnh sát cơ động, tôi trình thẻ phóng viên Đài TNVN ra và nói: “Chúng tôi là phóng viên Đài TNVN xuống đây có 2 người, nhưng vừa rồi trong lúc chúng tôi bị công an đánh, có đồng chí Ngọc Năm là Trưởng phòng của tôi cũng bị đánh và hiện tôi không thể liên hệ được, các anh ở đây có thể liên hệ ra phía ngoài được hỏi cho tôi tình hình và đề nghị đừng đánh phóng viên nữa”. Ông thượng tá kia nói đang “như thế này thì không biết đâu, không giải quyết gì cả”, rồi quay đi.

Lúc này tôi rất hoang mang và lo cho anh Năm, vì tôi đã thoát ra ngoài được còn anh Năm thì không thể liên lạc được, tôi quay vào trong trạm xá, ngồi đó một lúc. Tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm, sau đó cũng thấy nhấc máy, anh Năm hỏi: “chú thế nào rồi, có bị bắt không? Tôi nói em trốn thoát rồi, không bị bắt. Anh Năm nói anh bị bắt, còng tay, đang trên xe thùng về công an huyện rồi. Em về ngay công an huyện để trình báo cho họ biết”

Sau khi bị đánh, anh Long ngã gục và được người dân địa phương cứu thoát, còn anh Năm bị còng tay và đưa về trụ sở Viện kiểm sát huyện Văn Giasng, Hưng Yên

Lúc này máu trên mặt tôi vẫn tiếp tục chảy ra, nhưng tôi cũng cố lại đi vòng qua sau một số vườn cây của những hộ dân ở đây, để ra ngoài đường (tôi thật sự lại bị bắt và đánh tiếp). Sau đó đi xuống công an huyện Văn Giang. Tại đây sau khi trình thẻ ở cổng công an cho người bảo vệ, tôi được chỉ vào trong  một phòng của đội cấp chứng minh nhân dân, tại đây tôi được một công an đeo quân hàm cấp úy tiếp.

Tôi trình thẻ phóng viên, trình bày sự việc cho anh này, sau đó anh này bảo tôi ngồi đợi và vào báo cáo lãnh đạo. Anh này cầm thẻ phóng viên của tôi đi khoảng nửa tiếng, sau đó quay lại đưa cho tôi. Bảo đợi “sếp” làm việc.

Tôi ngồi ở đó hơn 1 tiếng đòng hồ, không thấy ai nói gì, ra làm việc hay hướng dẫn tôi đi đâu. Lúc này tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm và nói rằng: “Em đang ở công an huyện Văn Giang đây, anh ở đâu” anh Năm nói “anh đang bên Viện kiểm sát, em sang đây đi”. Tôi lại đi sang Viện kiểm sát, ngồi đợi ở đây một lúc. Tôi hỏi mấy nhân viên ở đây, họ nói “Có anh Năm đang ở đây và đang làm việc với cơ quan công an, anh cứ ngồi ngoài chờ đi”.

Tôi chờ khoảng gần 1 tiếng, thấy lâu quá tôi liều đi vào phòng nơi đang lấy lời khai của anh Năm. Lúc này có 1 viên công an đang ghi biên bản lời khai của anh Năm, thấy mặt mũi tôi máu me bê bết, sưng tấy nhiều chỗ, anh Năm nói “Đây là phóng viên Phi Long, bị công an đánh đến thế này đây”, lúc đó khoảng 12 giờ trưa.

Sau khi lấy lời khai của anh Năm xong, đến phần việc của bác sĩ vào kiểm thể (kiểm tra thương tích) thấy tôi như vậy, anh Năm đề nghị kiểm tra cho 2 người. Hai người được nói là bác sĩ đến kiểm tra tra thương tích, ghi biên bản xong. Lúc này trên mặt tôi máu vẫn rỉ ra khóe miệng; mặt mũi sưng phù nề, quần và áo đều dính nhiều vết máu. Sau đó, chúng tôi được “mời” đi bộ sang trụ sở Công an huyện Văn Giang.

Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống”.

Sau đó, anh Năm và anh Long được tách ra đưa đến 2 phòng khác nhau để lấy lời khai.

Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống.

Đầu giờ chiều, tôi được một Đại úy (không đeo biển hiệu) giới thiệu tên Trưởng, Phòng Hình sụ công an Hưng Yên lấy lời khai của tôi.

Tôi được anh Trưởng hỏi “Ai cử các anh về đây làm việc, có giấy quyết định gì không?”. Trả lời, “Tôi được Trưởng phòng là lãnh đạo trực tiếp của tôi phân công về đây”. Hỏi ai cử trưởng phòng anh đi. Tôi nói bên chúng tôi làm việc rất nguyên tắc, cấp trên của Trưởng phòng cử đi”.

Anh Trưởng hỏi “Anh có thấy chúng tôi cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh không?” Tôi trả lời “Không thấy! Và nếu có thì việc làm đó là không đúng luật, vì không ai cấm quay phim, chụp ảnh ở khu dân cư cả? Mặt khác, khi tôi đến thôn 1, phía sau những người tụ tập, thì mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường”.

Hỏi “Tỉnh Hưng Yên đã cấm báo chí, anh có biết không?”. Trả lời “Tôi không biết gì về quy định này, đến thời điểm hiện tại tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào, ai ký gửi đến cho các cơ quan báo chí. Nên tôi đến đây là hoàn toàn phù hợp và đúng theo Luật quy định”.

Hỏi “Hôm qua anh có đi dự buổi họp báo của tỉnh Hưng Yên không”. Tôi trả lời “Tôi không đi dự, có người khác nên tôi không biết”.

Hỏi “Sao đã cấm quay phim, chụp ảnh, anh còn chụp ảnh?”. Tôi trả lời “Khi đó tôi thấy phía người dân có những hành vi rất quá khích, ném gạch đá, chai xăng về phía lực lượng cưỡng chế, nhưng tôi thấy họ rất nhẫn nhịn chịu đựng mà không có phản ứng gì. Tôi chụp ảnh để làm tư liệu về việc người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng để làm tư liệu khi cần thiết. Như vậy mục đích chụp ảnh của tôi là rất rõ ràng ”.

Hết phần lấy lời khai, theo đề nghị Công an đưa tôi đi chiếu chụp tại Trung tâm y tế Văn Giang. Yêu cầu này được chấp thuận vào cuối giờ chiều hôm đó. Chúng tôi được nhận lại tài sản như điện thoại, máy ảnh, các giấy tờ tùy thân. Trước đó, họ đã xóa mấy bức ảnh tôi chụp.

Sau khi tôi đi chiếu chụp về, anh Tiến (Thiếu tá, đội trưởng đội trọng án); Anh Hồng (thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự) đã xin lỗi chúng tôi về sự việc diễn ra buổi sáng. Ngay lúc đó anh Năm đã viết 1 bản kiến nghị lên lãnh đạo công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ vụ việc, anh Tiến đã tiếp nhận đơn và hứa chuyển cho lãnh đạo xem xét. Chúng tôi về đến cơ quan khoảng hơn 19 giờ ngày 24-04-2012. Tôi được anh Năm mua cho một chiếc áo sơ-mi để thay chiếc áo có nhiều vết máu, đứt khuy áo trước khi về nhà.

Những ngày sau, tôi phải nghỉ ở nhà điều trị vết thương và bớt căng thẳng. Chúng tôi rất bình tĩnh, cố gắng không để sự việc xấu thêm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trên rất nhiều trang mạng đã truyền nhau đoạn Clip công an đánh chúng tôi. Một số phóng viên báo khác đã biết, hai người bị đánh trong Clip là phóng viên VOV.

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam vào chiều 9/5, anh Long không giấu được sự xúc động: “Chính nhân dân là người cứu chúng tôi”.

______________________________

Khi nhà báo bị đánh

TT – Khi không thể chối cãi mãi được nữa, chính quyền tỉnh Hưng Yên bắt đầu lấy làm tiếc về việc lực lượng cưỡng chế ở Văn Giang đánh người.

Thật trớ trêu, người bị đánh đòn đau lại là hai nhà báo từ trung ương. Mặt mày sưng húp rồi cũng sẽ lành, song nỗi đau tinh thần sẽ mãi ê ẩm với cảnh đánh đập hung tợn này.

Các cơ quan báo chí nước ta rất dè dặt, chưa dám phanh phui những nhức nhối ẩn sau vụ thu hồi đất mang tính kinh điển này.

Một ống kính bí hiểm đã chộp lấy cảnh hành hung, sau khi được tung lên mạng, đoạn video clip lan truyền nhanh chóng, dần dần lộ ra danh tính của các nạn nhân. Không có đoạn video clip đó, không có sự phản ứng của công chúng, nếu người bị hại cũng cam nín lặng, ai dám tin rằng ở đất nước chúng ta hàng chục dân phòng và cảnh sát lại xúm vào đánh hội đồng một người không có khả năng kháng cự giữa thanh thiên bạch nhật.

Người ta bảo ánh nắng làm chết vi trùng. Bưng bít thông tin chỉ làm cho sự gian trá lên ngôi. Ngày nay với chiếc điện thoại di động bé xíu, một người nông dân vốn quen cày cuốc bỗng chốc có thể trở thành nhà báo công dân. Mẩu video clip trở thành chứng cứ buộc chính quyền tỉnh Hưng Yên phải đối mặt với sự thật, đối mặt với trách nhiệm giải trình.

Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố xây dựng một chính quyền minh bạch. Báo chí là một trụ cột góp phần tạo nên sự minh bạch ấy. Muốn làm được điều đó, nhà báo phải có quyền được an toàn, được tự do hành nghề. Luật pháp Việt Nam không hề thiếu những cam kết đó.

Đối mặt với những thế lực không ưa sự minh bạch, nguy cơ nhà báo bị cản trở tác nghiệp tự do, bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc thậm chí bị đánh là những rủi ro nghề nghiệp thường thấy. Theo một nghiên cứu của Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam công bố tháng 10-2011, có tới 12 loại hành vi cản trở báo chí tác nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam. Trong số các hành vi cản trở đó, đe dọa, giữ người, khủng bố tinh thần nhằm vào cá nhân và người thân trong gia đình nhà báo, trả thù phóng viên do viết bài phanh phui tiêu cực là các hành vi thường xảy ra. Vì lẽ ấy, dấn thân cho một nền báo chí trung thực và có trách nhiệm trước công chúng quả thật là một cam kết không kém phần nguy hiểm.

Hành vi hành hung nhà báo không chỉ làm tổn thương sức khỏe, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của cá nhân người bị hại. Đằng sau báo chí là hàng triệu người dân với quyền được biết về những gì đang xảy ra trên đất nước này. Mỗi nhà báo bị đánh là ẩn chứa một mưu đồ bưng bít thông tin. Không được biết, không được bàn thì khó giám sát, quyền lực thật sự của nhân dân sẽ bị cản trở ngay từ quyền được tiếp cận thông tin. Vì lẽ ấy, những hành vi hành hung nhà báo cần bị nghiêm trị bởi pháp luật và lên án bởi toàn xã hội.

Hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang, thêm một lời cảnh báo để xây dựng một chính quyền mạnh. Chúng ta cần chung tay xây dựng một xã hội có năng lực phản kháng chống lại những điều ác, bất công vẫn còn nhởn nhơ tồn tại.

PHẠM DUY NGHĨA

SÂN KHẤU HÀI Ế KHÁCH LÀ PHẢI

0 nhận xét


Mấy năm gần đây, bà con mình thích xem tấu hài, nhất là sân khấu Sài Gòn, đâu đâu cũng tấu hài. Tấu hài từ sân khấu lớn đến sân khấu nhỏ, đến nhà hàng, quán Bar..tấu hài tất. Bắc Nam đều tấu hài, đều đắt xô, nghệ sĩ no đủ.

Nhưng bây giờ sân khấu tấu hài Bắc Nam ế khách.

Tìm mãi không ra nguyên nhân.

Giờ thì rõ.

Chuyện ngoài đời, trên báo chí đủ tấu hài rồi thì người ta nhọc công đi xem tấu hài, tốn tiền mua vé làm gì.

Chuyện người ta hành xử sau khi lộ hành vi đánh người dã man của lực lượng cưỡng chế với hai nhà báo VOV ở Văn Giang còn lôi cuốn hơn cả tấu hài.

Léo nhéo như Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên về vụ việc này ngoài việc làm nhân dân nổi khùng,các nhà báo điên tiết, vẫn phải phì cười vì cái lối nói xằng nói bậy, phát ngôn như bà hàng cá. Léo nhéo kiểu đó, hồi trước mạ mình thường bĩu môi nói: léo nhéo như mèo cháy lồn (Người Quảng Bình gọi mẹ là mạ).

Hay như cái ông Hào phó chủ tịch nghe nói có mần thơ vừa mới đấy mạnh mồm đe có thế lực phản động phản điếc, móc nối móc niếc, cắt dán clip giả cờ líp diếc, rồi đùng cái, hóa ra clip thật.

Rồi như giám đốc công an tỉnh thừa nhận có nhìn thấy nhà báo bị đánh đang bị tạm giữ ở công an huyện, thế mà sau đó cả chục ngày lại nói tôi chưa biết gì về việc này, rồi sau khi khó cưỡng lại được sự thật thì tới nhà đài, thông cảm nhé, thông cảm nhé.

Lại ông Chánh văn phòng  sung sướng thông tin, có đánh có đánh, nhưng chỉ là một dân phòng.

Nói chung, đọc, cười, cười mà không phải cười ha hả, cười hơ hơ, mà cười bĩu môi, cười mím lợi, nhưng rõ ràng là hài thật, hài hơn sân khấu diễn, hài ấy gọi là hài đời. Hài đời nhiều tới mức chẳng ai thèm đi xem hài diễn.

Thôi, khép lại vụ này bằng một tiếng cười nhé: hậc.

HE HE…

0 nhận xét


NẾU CƯỠNG CHẾ NÊN CHỌN MÙA MƯA (?!)

0 nhận xét


Là bởi vì ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên (ảnh) sáng suốt nhận định nguyên nhân lực lượng cưỡng chế đánh người là “Mình chỉ sợ trời nóng quá nên anh em cũng nóng lên, hung hăng làm chuyện gì đó không hay…”.

Làm công vụ mà trời nắng thì dễ hung hăng rồi đánh dân, đánh cả nhà báo như vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên thì đúng là khùng.

               Nhà báo Hán Phi Long bị lực lượng cưỡng chế tại Văn Giang đánh, gương mặt biến dạng (ảnh báo Tuổi trẻ)

Nói thế đã khiến nhân dân nổi khùng, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên còn nói là các nhà báo nên đưa clip gốc để các cơ quan chức năng nghiên cứu giải quyết. Ông này còn thản nhiên nói, không có cơ sở để khẳng định hai người bị đánh trong clip là nhà báo. Lại nói, đã phát hiện người đánh trong clip là dân phòng….Nói thế dễ gãy răng lắm đấy bác Chánh.

Báo Đất Việt lập tức minh họa:

Báo cáo đã dối trá, lại còn vu lên là dựng clip giả, giờ không che dấu được thì ngoa ngoắt xoen xoét gào: clip gốc đâu, ai quay? Ngoa ngoắt làm cái zầy, nhìn vào clip, vạch ra từng tên, từng mặt mà xử lý, khởi tố, đuổi cổ chúng ra khỏi ngành công an cho dân nhờ, giữ thanh danh cho công an là việc nên làm, quanh co, dối trá mãi làm gì.

Nhất cử nhất động của các người, nhân dân quay lại, ghi âm lại hết đấy, liệu mà sống, hành xử, làm việc cho tử tế.

 
Nguyễn Quang Vinh © 2011 - 2012 | Designed by BCA